Thời điểm phải cần sự thay đổi trong công việc?

Chúng ta đều biết cuộc sống luôn đi kèm với những giai đoạn trì trệ trong sự nghiệp. Bất kể chúng có liên quan đến việc học của bạn tại trường đại học hay không, bạn vẫn phải nỗ lực để hòa hợp, kể cả trong công việc cũng vậy. Đó có thể là điều khiến ta rối trí, mất kiểm soát, tuy nhiên với một chút khả năng điều khiển suy nghĩ của bản thân kèm theo sự tự tin, hầu hết chúng ta đều có thể vượt qua.

Có rất nhiều lần trong đời bạn cảm thấy cần phải thay đổi công việc để có thể thoát khỏi tình trạng nhàm chán hiện tại, hoặc có đôi khi bạn tự hỏi mình có nên tự tạo ra thử thách cho bản thân để có cơ hội thăng tiến nhiều hơn? Tất cả đều cần có thời điểm thích hợp. Nhưng khi nào là thích hợp, khi nào thì suy nghĩ chán chường trong công việc chỉ là nhất thời, làm sao bạn có thể biết được? 

 

Làm sao biết khi nào là thời điểm cần sự thay đổi trong công việc?

    Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm

Chúng ta đều biết cuộc sống luôn đi kèm với những giai đoạn trì trệ trong sự nghiệp. Bất kể chúng có liên quan đến việc học của bạn tại trường đại học hay không, bạn vẫn phải nỗ lực để hòa hợp, kể cả trong công việc cũng vậy. Đó có thể là điều khiến ta rối trí, mất kiểm soát, tuy nhiên với một chút khả năng điều khiển suy nghĩ của bản thân kèm theo sự tự tin, hầu hết chúng ta đều có thể vượt qua.

Có một số dấu hiệu để nhận biết sự trì trệ trong nghề nghiệp. Điều gì trong số các dấu hiệu này đang thể hiện trong cuộc sống của bạn?

   Xem Thêm:  Top 6 cách tạo động lực làm việc cho bản thân ai cũng làm được

1. Bạn cần những thách thức mới.

2. Bạn muốn có một mục tiêu mới để phấn đấu.

3. Bạn vừa bỏ lỡ một sự thăng tiến nào đó.

4. Có quá ít phần thưởng trong công việc của bạn, về tài chính cũng như những cảm xúc tích cực.

5. Bạn thường xuyên thiếu nhiệt tình đối với việc đi làm.

Nếu một trong những dấu hiệu trên đây xuất hiện thì đồng nghĩa với việc bạn đang phải đối mặt với sự trì trệ, chững lại trong công việc khi các cơ hội lần lượt vụt khỏi tầm tay, hay vị trí đang quản lý dần bị lung lay,… và phải hoàn thành chúng một cách miễn cưỡng.

 

Bắt đầu từ đâu?

 

Nếu bạn đang cảm thấy như bản thân đang bị trì trệ thì điều tốt nhất nên làm là tìm ra lý do thật sự về việc tại sao bạn không muốn đi tiếp nữa. Những lý do đó có thể là khá đơn giản. Bắt đầu bằng cách quan sát một cách nghiêm túc về những hành vi của bạn trong vài ngày hay vài tuần gần đây. Bạn có muốn thức dậy và ra khỏi giường để đi làm không? Bạn có thích những người mà bạn đang làm việc cùng không? Bạn có cảm thấy mình có giá trị không?

Hãy suy nghĩ về tổ chức hiện tại của bạn. Đây có phải là nơi để bạn tiến bộ không? Có cơ hội thăng tiến nào mà bạn có thể đạt tới không? Vai trò hiện tại của bạn thực sự tốt không? Có lẽ là không…

Nếu bạn đang bị phớt lờ hoặc bị bỏ qua các cơ hội thì đây là thời gian để tìm hiểu lý do tại sao. Hãy gắn kết với bộ phận nhân sự và nói chuyện với người quản lý của bạn.

 

Không ngắt quãng

 

Bất kể là nguyên nhân gì, bạn nên có hành động cụ thể để kiểm soát tình hình trong giới hạn của bản thân với nguồn năng lượng tốt nhất. Hãy làm cháy lên mong muốn trải nghiệm và phát triển bản thân. Đó là bước đầu tiên để bản thân thoát ra khỏi tình trạng trì trệ. Bạn cần phải tìm kiếm những thách thức mới, để tìm lại ý chí đấu tranh và đẩy mình về phía trước cho việc thăng tiến và tăng lương.

Đừng cố gắng và mong chờ sẽ thay đổi được cả thế giới chỉ qua một đêm. Hãy bước từng bước nhỏ và thay đổi từ cái đơn giản nhất. Điều nên làm là tự tạo lập hoặc điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của bạn bằng những việc làm thiết thực khác như cập nhật CV và truy cập vào các trang web việc làm, viết một danh sách việc cần làm và bắt đầu thực hiện nó, thậm chí bạn có thể cần phải học hỏi thêm để nâng cao kỹ năng hoặc chuyển sang một công việc mới. Thỉnh thoảng dành thời gian tự vấn và tìm câu trả lời cho chính mình để lấy lại năng lượng cho nghề nghiệp cũng là một bước lùi để mở ra những cơ hội khác.

Hãy chắc chắn rằng sếp của bạn biết rằng bạn muốn tiến bộ và phát triển hơn nữa trong tổ chức. Quá nhiều nhân viên không để cho nhà quản lý được biết đến nhu cầu của họ, ước muốn và tham vọng nghề nghiệp của họ. Không có nhà sử dụng lao động nào muốn bạn được thảnh thơi, vì vậy nên yêu cầu cấp trên của bạn những gì bạn cần để đạt được sự tăng trưởng và phát triển trong nghề nghiệp. Thể hiện sự quan tâm và mong muốn tiến bộ cũng quan trọng như việc bồi dưỡng khả năng cho vị trí công việc tiếp theo của bạn.

Và cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn phải là người biết kiểm soát. Đọc tài liệu về kiến thức chuyên môn và nhiều lĩnh vực có liên quan, tham dự các buổi hội thảo, và nói chuyện với những người đã từng trải qua kinh nghiệm tương tự về cảm giác trì trệ hiện tại. Hãy chia sẻ, bày tỏ về vấn đề mà bạn đang phải đối mặt, điều đó sẽ thật sự hữu ích và giúp bạn thực hiện cam kết thay đổi – hành động khi nhận được lời khuyên bổ ích.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>