Bình đẳng trong gia đình hãy bắt đầu từ người mẹ

Bằng những quan sát, trải nghiệm từ cuộc sống của bản thân, chị Minh Huệ đã khuyên các bà mẹ có con trai: Với con trai, hãy dạy con làm người có trách nhiệm với bản thân rồi sau đó mới hy vọng con trai có trách nhiệm với những người xung quanh nó. Có con gái, hãy dạy con giữ một phần truyền thống nhưng hãy “thả” con ra để con học hỏi, tiếp cận những cái hay cái mới. Và khi con đến tuổi lấy chồng, bảo con rằng lấy ai cũng được, nhưng đừng lấy người về để “cải tạo” hay “cưu mang”. Hãy lấy chồng để làm bạn – như cách mọi người vẫn gọi: chồng là bạn đời!

Không thể đòi hỏi bình đẳng trong gia đình khi người vợ, người mẹ tự “giành” hết phần nuôi dạy con, dọn dẹp nhà cửa và “chăm” chồng từng li từng tí.

Bài: Thu Minh

 

Trong buổi giao lưu chủ đề “Bình đẳng giới trong nhà để trở thành công dân toàn cầu”, chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ đã chia sẻ những câu chuyện vui nhưng không vui, đâu đó chỉ ra nguyên nhân khiến cho sự bất bình đẳng trong các gia đình Việt vẫn cứ tiếp diễn.

 

Nếu có thể “tự hào là phụ nữ”

“Chưa nhiều phụ nữ xung quanh chúng ta tự tin thốt lên rằng: tự hào tôi là phụ nữ. Ngược lại có quá nhiều câu chuyện về phụ nữ khổ, không ít chị em cứ gặp tôi là  than rằng khổ lắm chị ơi! Tôi cho rằng bình đẳng chỉ có khi người phụ nữ nào cũng có thể tự hào vì được là phụ nữ”, chị Minh Huệ chia sẻ.

 

 Bình đẳng trong gia đình hãy bắt đầu từ người mẹ

 

 Chúng tối luông cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản, dự án bất động sản mới trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu về nghề nghiệptình hình tài chính thế giới !

 

Có người vợ không bao giờ dám đi công tác, tự từ chối những cơ hội nghề nghiệp chỉ vì muốn nhận về phần mình việc ở nhà. Chị thương chồng mình lắm, vì anh ấy đi công tác suốt và lần nào cô vợ cũng phải chuẩn bị từng bộ quần áo, cái khăn… Thế rồi có dịp, người vợ “bị” đi công tác, chị chợt nhận ra rằng người đi công tác cũng chưa hẳn đã vất vả hơn người ở nhà. “Có những người mẹ, người vợ làm hư chồng, con trai của mình mà không biết”, chị Huệ kết luận. “Khi ở nhà phụ nữ khổ, khi đi chơi họ cũng chẳng được vui. Thử để ý ở các quán ăn, tiệm cà phê hay khu du lịch, trong khi người chồng ngồi “chém gió”, cụng ly thì người vợ của họ vẫn phải đút cho con ăn, rồi trông chừng đứa trẻ. Nhiều chị em cũng chẳng thèm nhờ đến chồng, bởi vì “Anh ấy lơ đãng lắm, lỡ có chuyện gì lại ân hận!” Vậy đấy, có những người phụ nữ “làm hư” chồng, rồi than thở, chán, muốn bỏ. Bỏ xong lại đi tìm “nhân vật chồng” giống như mẫu hình cũ. Chị Huệ cho rằng: “Cách tốt nhất là tu bổ lại nhân vật trong gia đình mình, đừng tìm đâu xa xôi!”

 

 Bình đẳng trong gia đình hãy bắt đầu từ người mẹ

 

Câu chuyện của một cô con dâu đưa mẹ chồng đến tư vấn tâm lý gây “sửng sốt” cho không ít khán giả. Cưới nhau đã mấy năm mà vợ chồng vẫn chưa có con. Lý do chỉ là vì “mẹ chồng luôn lấy lý do “sợ ma” để nằm giữa hai vợ chồng”. Hễ con trai di chuyển chỗ nằm, để mẹ nằm ngoài là hôm sau mẹ giận cả ngày, không nói chuyện. Giữ sự khăng khít quá mức giữa mẹ và con trai khi con đã lớn khiến vợ chồng con không hạnh phúc. Còn người mẹ có lẽ cũng chẳng vui vẻ gì khi chỉ giữ được “phần xác” của con mình.

  

Vợ chồng là bè bạn

Du học sinh nữ là nhóm bạn gái “có thương hiệu tốt” trong mắt những mẹ người Việt đang sống ở nước ngoài. Lý do vì các bạn gái này có năng lực học tập, được sự đầu tư của gia đình và đặc biệt vẫn giữ được phần “chất Việt” tinh túy nhất. Có được các cô con dâu này coi như có được của quý. Các cô có vừa đủ ự tự tin, vừa giữ đủ sự nhẹ nhàng ấp áp cho gia đình nhỏ của con trai họ sau này.

 

 Bình đẳng trong gia đình hãy bắt đầu từ người mẹ

 

Bằng những quan sát, trải nghiệm từ cuộc sống của bản thân, chị Minh Huệ đã khuyên các bà mẹ có con trai: Với con trai, hãy dạy con làm người có trách nhiệm với bản thân rồi sau đó mới hy vọng con trai có trách nhiệm với những người xung quanh nó. Có con gái, hãy dạy con giữ một phần truyền thống nhưng hãy “thả” con ra để con học hỏi, tiếp cận những cái hay cái mới. Và khi con đến tuổi lấy chồng, bảo con rằng lấy ai cũng được, nhưng đừng lấy người về để “cải tạo” hay “cưu mang”. Hãy lấy chồng để làm bạn – như cách mọi người vẫn gọi: chồng là bạn đời!

 

Giải quyết xung đột gia đình
  •    Khi có xung đột,  phải nói chuyện cùng nhau. Đôi khi im lặng không phải là cam chịu, im lặng cũng là khiêu khích.
  •    Nói để bộc lộ cảm xúc, không phải để thắng người kia.
  •    “Diễn” tròn mỗi vai trong gia đình. Đừng cố coi mẹ chồng như mẹ ruột vì rõ ràng là mẹ chồng không mang nặng đẻ đau và nuôi bạn lớn lên.
  •   Đừng sống, đừng làm tất cả vì con vì chồng mà cần biết sống cho mình.  Người phụ nữ chỉ cần sống vui vẻ, nhẹ nhõm trong căn nhà của mình là đủ.

 

Pháp luật Đời Sống
Hồ sơ Doanh Nghiệp
Nhân vật Nổi Tiếng
Nghề nghiệp Kinh Doanh
Khoa học Công Nghệ
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>