Làm sao nuôi con nhàn thân?

Đó là các kiến thức khoa học chứ không phải kinh nghiệm truyền tai hay kinh nghiệm được cung cấp bởi chuyên gia “Google” bạn nhé. Thế giới thông tin Internet mênh mông nhưng không phải tất cả đều đúng đắn và đáng tin cậy. Bạn nên tìm đến các nguồn uy tín như các tạp chí chuyên ngành, các bác sĩ, chuyên viên tâm lý hay các chuyên gia nghiên cứu tâm lý giáo dục trẻ em…

Có thể làm mẹ nhàn trong khi các bà mẹ khác đang “phát cuồng” vì con hay không? Có thể những cách sau sẽ giúp bạn giải tỏa bớt áp lực phải trở thành một người mẹ hoàn hảo!
Từ mong muốn sinh ra và nuôi dạy một đứa con thông minh sớm mà nhiều người mẹ trẻ đã tự tạo nên áp lực cho mình.

Bài: Kim Ngọc

 

 

Không dễ cũng không khó

Những người mẹ trẻ cố nghe nhạc thính phòng khi mang thai, dạy con bằng “flash card” từ khi con nằm ngửa…, khi con không tỏ ra “thông minh” như những lời quảng cáo có cánh, người mẹ lại quay ra tự trách mình. Thực ra, chỉ cần những âm thanh mang đến cho người mẹ cảm giác thư giãn, dễ chịu đã là cách chăm sóc phần “nghe” tốt nhất cho mẹ bầu. Cảm xúc và tâm lý tích cực của người mẹ mới là điều mang lại lợi ích cho bé yêu khi bé chưa ra đời. Nuôi con tự nhiên được nhấn mạnh với tiêu chí nuôi con bằng sữa mẹ. Và hãy cứ thoải mái vô tư không sợ béo, sợ xấu, sợ không đủ sữa thì sẽ… đủ sữa, thậm chí là sữa cho cả hai bé khi sinh đôi… Làm mẹ nhàn dễ hay khó là do suy nghĩ của người mẹ. Thông thường, mẹ có con thứ 2 trở đi luôn “nhàn” hơn mẹ có con đầu tiên.

 

 Làm sao nuôi con nhàn thân?

 

 Chúng tối luông cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản, dự án bất động sản mới trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu về nghề nghiệptình hình tài chính thế giới !

 

Đừng cầu toàn

Mới đây, một trang web khá hữu ích dành cho các bậc phụ huynh đã ra đời mang tên mekhonghoanhao.com. Vâng, sẽ chẳng bao giờ có một bà mẹ nào hoàn hảo bởi mỗi đứa con lại cần một người mẹ có tiêu chuẩn “hoàn hảo” rất riêng. Vì thế,  đừng cố cầu toàn con bạn cũng phải học toán tư tuy, học ngoại ngữ sớm như con của bạn bè, đồng nghiệp. Nếu cả hai mẹ và con bạn đều hứng thú với những hoạt động ngoại khóa, các trạng thái cảm xúc, cách sống đẹp… thì bạn cứ đi theo cách mà bạn cảm thấy phù hợp nhất.

 

Chia sẻ cùng bạn đời

Có không ít người mẹ phủ nhận hoàn toàn vai trò của chồng mình trong việc nuôi dạy con bằng câu nói “Anh chẳng biết gì cả!”. Và cũng vì thế, họ gánh hết cả phần chăm sóc lẫn nuôi dạy con, vừa cố chu toàn việc nhà, vừa cố hoàn thành việc cơ quan. Rồi chỉ sau một thời gian ngắn, họ kiệt sức và không thể kiềm chế những lời cáu gắt trong những giờ phút ở bên gia đình – thời gian mà lẽ ra là để cả nhà vui vẻ bên nhau. Lời khuyên đơn giản cho bạn là hãy trở về đúng vai trò của mình trong gia đình. Đừng cố làm thay vai trò của bất cứ ai trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người cha. Khi chia sẻ bớt những trách nhiệm, bạn có thêm thời gian cho bản thân và sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc của mình.

 

 Làm sao nuôi con nhàn thân?

 

Cập nhật các kiến thức mới

Đó là các kiến thức khoa học chứ không phải kinh nghiệm truyền tai hay kinh nghiệm được cung cấp bởi chuyên gia “Google” bạn nhé. Thế giới thông tin Internet mênh mông nhưng không phải tất cả đều đúng đắn và đáng tin cậy. Bạn nên tìm đến các nguồn uy tín như các tạp chí chuyên ngành, các bác sĩ, chuyên viên tâm lý hay các chuyên gia nghiên cứu tâm lý giáo dục trẻ em…

 

Tự lập không phải “cây đũa thần”

Tự lập là “từ khóa” mà cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có được. Tuy vậy họ thường quá nôn nóng chờ đợi kết quả từ những việc mình rèn dạy con. Để con tự xúc ăn thì chúng sẽ làm rơi vãi, bẩn nhà cửa, quần áo… bạn sẽ giành lấy phần đút cho con; bạn cũng ngại chờ đợi nên hay thốt ra những lời hối thúc. Thay vì vậy, hãy kiên nhẫn và cho con thời gian để tập quen với từng hoạt động hay thói quen sinh hoạt mới. Một đứa trẻ tự lập, tự tin là kết quả của cả quá trình cha mẹ và con cùng cố gắng, thiết lập thói quen tốt và chỉnh sửa các thói quen chưa tốt. Hãy nhớ, bạn sẽ có “quả ngọt” nếu kiên trì và biết quản lý cảm xúc của chính mình!

 

 Làm sao nuôi con nhàn thân?

 

Đừng bắt con ăn theo ý cha mẹ

Mới đây, trên trang cá nhân của chuyên gia nghiên cứu tâm lý giáo dục trẻ Yến Phạm đã đăng tải bài viết về việc cho con ăn. Bài viết có gần 4 ngàn lượt thích và gần 3 ngàn lượt chia sẻ. Yến Phạm đã nhấn mạnh “Trẻ không ăn có nghĩa là không đói, vậy thôi! Cơ thể trẻ không được thiết kế để ăn một lượng thức ăn như bạn mong muốn. Cơ thể trẻ thiết kế để ăn đủ nhu cầu. Đừng cho uống sữa thay cơm, đừng cho ăn ngọt thay cơm. Trẻ chỉ cần đủ năng lượng là có thể không ăn, nhất là độ tuổi từ 15 tháng đến 5 tuổi”. 

Tin Tức Doanh nghiệp
Phong cách Cuộc Sống
  Khám Phá Thế Giới
  Tin Tức Giải Trí
Thông Tin Khởi Nghiệp
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>