Cách dẫn dắt để có một buổi phỏng vấn thành công nhất

Nghiên cứu hồ sơ ứng viên còn giúp bạn đánh giá lại ứng viên khi quá trình lọc CV sơ cấp một diễn ra quá sơ sài. Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu ứng viên qua trang Facebook cá nhân, đây cũng là một cách hiệu quả giúp bạn xác định được tính cách ứng viên.Thêm nữa, còn giúp bạn tiết kiệm thời gian .

Một trong những việc làm quan trọng của nhà tuyển dụng là phải đánh giá được khả năng phù hợp của ứng viên với công ty và đáp ứng được tiêu chí mà công việc yêu cầu. Để làm được điều này, nhà tuyển dụng nên áp dụng một số cách sau:

Trước phỏng vấn, hãy nghiên cứu kỹ hồ sơ ứng viên

Việc nghiên cứu kỹ hồ sơ ứng viên sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích khi tham gia phỏng vấn trực tiếp, những lợi ích đó có thể kể đến như sau:
Tìm hiểu sơ bộ ứng viên trước khi phỏng vấn giúp bạn đánh giá được kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên trong CV một cách sơ bộ. Đây được xem như một nguồn thông tin giúp ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn trực tiếp. Những thông tin bạn cần tìm hiểu là gì? Và bạn cần soạn thảo những câu hỏi như thế nào để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi.

Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm

 

Nghiên cứu hồ sơ ứng viên còn giúp bạn đánh giá lại ứng viên khi quá trình lọc CV sơ cấp một diễn ra quá sơ sài. Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu ứng viên qua trang Facebook cá nhân, đây cũng là một cách hiệu quả giúp bạn xác định được tính cách ứng viên.Thêm nữa, còn giúp bạn tiết kiệm thời gian phỏng vấn.

Xem Thêm:  Top 5 kinh nghiệm đi thực tập cho sinh viên ngành công nghệ thông tin

Không vội vàng trong quá trình đánh giá

Khi trực tiếp gặp mặt ứng viên, hãy hỏi họ tự giới thiệu bản thân mình. Điều này giúp bạn có thể tóm gọn lại những kỹ năng của ứng viên. Ngoài ra, còn giúp ứng viên trình bày những điều không có trong CV. Bạn đừng nên đánh giá ứng viên dựa vào vẻ ngoài hay những ấn tượng ban đầu. Những đánh giá này chỉ mang tính chủ quan và dựa vào cảm tính. Điều này còn tạo nên một rào cản vô hình giữa bạn và ứng viên. Điều này sẽ giúp cho bạn đánh giá chính xác ứng viên theo khả năng, kiến thức của họ. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn đánh mất một ứng viên suất sắc chỉ vì trông họ giống một người hàng xóm đáng ghét của bạn.
Khi một ứng viên bước vào phòng phỏng vấn, tốt nhất bạn không nên đưa ra một đánh giá, nhận xét nào. Nếu có thể nghĩ là ứng viên này cũng có thể được rồi xua mọi ý nghĩ ra khỏi đầu.

Hãy hỏi những câu hỏi về kỹ năng

Một ứng viên tiềm năng không chỉ là người có kiến thức tốt mà cần phải có những kỹ năng phù hợp. Bạn phải đưa ra những câu hỏi tình huống để buộc ứng viên chứng minh những tố chất cần thiết và chứng minh lời họ nói có thật hay không. Phải hỏi nhiều câu hỏi dạng này ở giữa buổi phỏng vấn đánh giá ứng viên qua cách trả lời. Tránh biến buổi phỏng vấn thành một cuộc tra hỏi cứng nhắc.

 

Một số câu hỏi có thể kể đến như:

Ở vị trí cũ, bạn có trách nhiệm giải quyết những vấn đề gì? Và bạn làm cách nào để giải quyết thật tốt?
Mô tả tình huống mà bạn phải hoàn thành công việc rất gấp, và nói cho tôi bạn đã xử lý thế nào hoàn thành công việc kịp tiến độ được giao?
Kể về một thời gian mà bạn gặp phải một đồng nghiệp khó tính. Bạn làm gì để hoà hợp với anh/chị ấy?

Những câu hỏi đánh giá khả năng xử lý tình huống của ứng viên

Bạn đã đi được một nửa cuộc phỏng vấn, giờ là lúc bạn đánh giá khả năng xử lý tình huống của ứng viên bằng những câu hỏi không liên quan như: “Tại sao nắp cống lại hình vuông chứ không phải hình tròn” “Tại sao cỏ lại màu xanh lá cây?” hay “Tại sao sâu không có mắt?”… Hãy xem cách họ trả lời rồi đánh giá ứng viên có bối rối hay không. Nếu ứng viên vẫn điềm tĩnh và trả lời bình thường thì đây là một ứng viên có khả năng ứng biến tốt trong nhiều tình huống.
Xây dựng một quy trình đánh giá và bám sát chúng

Ngay cả khi bạn kết thúc buổi phỏng vấn không có nghĩa là quá trình đánh giá kết thúc. Xem xét lại và kiểm tra câu trả lời của ứng viên, đánh giá chúng dựa theo một quy trình sẽ chính xác hơn. Do đó, hãy soạn thảo một bộ hướng dẫn giúp bạn đánh giá ứng viên công bằng và chọn được ứng viên xứng đáng nhất. Bạn sẽ tạo nên một buổi phỏng vấn thành công nếu bạn theo sát các bước trên.
Việc dẫn dắt một quy trình phỏng vấn đúng cách sẽ giúp bạn tìm ra nhân sự phù hợp cho công ty mình. Chúc bạn thành công!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>