Làm việc với người không thích mình thì có thể hiệu quả hay là không?

Sau khi có thời gian để đánh giá tình hình thì là lúc bạn điều chỉnh hành động của mình, quan trọng nhất chính là công việcCố gắng hạn chế tương tác. Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh né đồng nghiệp nhưng bạn có thể cố gắng hạn chế tương tác xuống mức thấp nhất có thể.

Mỗi người đều có một cá tính khách nhau, bạn không thể 100% làm vừa lòng tất cả mọi người mình gặp. Dĩ nhiên đồng nghiệp cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn được làm việc với một người ăn ý thì xin chúc mừng, nhưng nếu bạn không thì cũng đừng lo lắng, chỉ cần bình tĩnh và thực hiện 3 bước sau

Bước 1: Phân tích tình hình

Cân nhắc tới quan điểm của đồng nghiệp của bạn. Thẳng thắn mà nói bạn không thể tự nhiên gặp bất đồng với đồng nghiệp mà không có lý do. Cố gắng xem xét tới suy nghĩ của đồng nghiệp của bạn để xem liệu trong quá khứ bạn có bất cứ hành vi nào không phải với họ hay không.

 
  • Ghen tị thường dẫn tới sự thù ghét. Rất có thể sự thành công hay một vài ưu điểm của bạn là lý do dẫn tới sự khó chịu của đồng nghiệp. Trong trường hợp này, hãy xem xét xem liệu bạn có đang quá tự mãn hay khoe khoang về những thành công của mình không. Nếu có thì hãy tập cách hạn chế nó, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp đối phó vì ưu điểm hay thành công thì tuyêth nhiên phải luôn luôn phát huy.
  • Mọi người có thể hiểu nhầm sự ngại ngùng thành vô lễ. Nếu bạn chỉ đơn giản là không thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, anh ấy hoặc cô ấy có thể nghĩ rằng bạn là người khó gần. Cố gắng trở nên thân thiện có thể sẽ giúp tình hình trở nên khá hơn.
  • Những người khác ở nơi làm việc có thích bạn không? Nếu không, có thể bạn đã vô tình có những ứng xử khiến người khác thấy khó chịu. Thử nói chuyện với đồng nghiệp thân thiết của bạn và hỏi xem anh ấy nghĩ gì về cách cư xử của bạn. Tìm xem liệu có bất cứ điều gì bạn đang làm khiến người khác khó chịu hay không.

Hồi tưởng lại những tương tác trước kia với người đồng nghiệp đó. Hãy xem xét thật kỹ những tương tác trong quá khứ với đồng nghiệp của bạn. Đôi khi, chúng ta cảm thấy khó chịu với ai đó chỉ vì một hành động không thích hợp. Có thể bạn đã nói hoặc làm gì đó khiến họ không hài lòng.

 Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàngtìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự

  • Đó có thể là một điều rất đơn giản, giống như bạn không may không chờ họ vào thang máy một ngày nào đó. Bạn có thể đã vô tình nói một điều gì đó thiếu tế nhị, như là một lời bình luận về trang phục của anh ấy hay cô ấy mặc không phù hợp.
  • Nếu bạn phạm phải bất cứ sai lầm nào trong quá khứ, hãy xin lỗi đồng nghiệp của mình. Nếu sự không vừa ý đó bắt nguồn từ một hiểu nhầm nhỏ, có thể nó sẽ được giải quyết bằng một cuộc nói chuyện ngắn.

Đánh giá mức độ căng thẳng của bản thân. Hãy thành thật với chính mình về việc tình trạng đó đang khiến bạn phiền muộn đến mức nào. Nếu bạn không thể phân tách giữa công việc và đời sống cá nhân, có thể đã đến lúc bạn nên tìm một công việc mới. Tuy nhiên, hãy ý thức được rằng ở bất cứ môi trường nào cũng đều có những người khó tính. Nếu những đồng nghiệp khó tính đó thật sự khiến bạn khó chịu, có thể bạn nên tới gặp bác sỹ để kiểm soát mức độ căng thẳng của bản thân.

Xem Thêm:  Top 7 cẩm nang để làm việc cùng với sếp nhỏ tuổi hơn mình

Bước 2: Điều chỉnh công việc

Sau khi có thời gian để đánh giá tình hình thì là lúc bạn điều chỉnh hành động của mình, quan trọng nhất chính là công việcCố gắng hạn chế tương tác. Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh né đồng nghiệp nhưng bạn có thể cố gắng hạn chế tương tác xuống mức thấp nhất có thể.

 
  • Có lẽ có một số tương tác là không thể tránh khỏi, đặc biệt là nếu hai bạn cùng làm việc trực tiếp với nhau. Tuy nhiên bạn có thể tránh nói chuyện cùng với người đó trong phòng nghỉ hoặc trong giờ giải lao. Nếu bạn nhận thấy người đồng nghiệp đó bước vào, hãy lịch sự xin phép ra ngoài bằng cách nói “Ồ, tôi phải quay trở lại làm việc thôi. Rất vui được trò chuyện với mọi người”.
  • Khi bạn bắt buộc phải tương tác với người đồng nghiệp đó, hãy cư xử thật chuyên nghiệp. Tránh nói tới những chuyện cá nhân hoặc những vấn đề không liên quan tới công việc, khi phải đối phó với người không thích bạn, điều này sẽ dẫn đến những tương tác tiêu cực.  

Đối xử tử tế với những người khó chịu với bạn. Rất nhiều nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng rất khó để ghét người quý mến bạn. Nếu đồng nghiệp của bạn cảm thấy rằng bạn tôn trọng và quý mến họ, có thể sự khó chịu của họ đối với bạn sẽ dần biến mất.

  • Nói chuyện với ai đó khác trong văn phòng mà bạn yêu quý và kính trọng về vấn đề với người đồng nghiệp kia. Thông tin đó có thể sẽ được truyền lại một cách gián tiếp. Đồng nghiệp của bạn sẽ có xu hướng tin vào thông tin đó hơn nếu nó không trực tiếp tới từ bạn.
  • Thể hiện sự quan tâm chân thành đối với lời nói của người đó. Mọi người thường có xu hướng yêu mến những người quan tâm và để ý tới họ. Bạn vẫn nên tránh người đó khi có thể nhưng trong trường hợp bạn bắt buộc phải tương tác với họ, hãy lắng nghe những điều mà anh ấy/cô ấy nói một cách tích cực. Điều này sẽ giúp sự khó chịu của đồng nghiệp đó với bạn giảm bớt.
  • Những tương tác nhỏ và thân thiện cũng sẽ hữu ích. Một điều gì đó đơn giản như “chào buổi sáng” có thể mang đến những đóng góp đáng kể.

Tách rời đời sống công việc và đời sống riêng tư. Nếu bạn gặp vấn đề trong việc tương tác với một đồng nghiệp, hãy cố gắng tách rời đời sống công việc và đời sống riêng tư. Bạn không nhất thiết phải giao lưu với đồng nghiệp bên ngoài công việc. Nếu người đồng nghiệp không thích bạn thường xuyên có mặt vào bữa tiệc tối thứ Sáu, hãy tránh tham gia vào những sự kiện này và gặp gỡ bạn bè mà bạn quen bên ngoài công việc.

Báo cáo tình hình nếu nó vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn báo cáo những hành vi không cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên báo cáo những hành vi làm ảnh hưởng tới khả năng làm việc của bản thân. Hãy nói chuyện với người phụ trách bộ phận Nhân sự nếu tình hình vượt quá tầm kiểm soát của bạn.

  • Ban lãnh đạo có thể giúp dàn xếp tình hình nếu khả năng làm việc của bạn bị ảnh hưởng. Bạn nên ghi lại các tương tác của cả hai trong khoảng một tuần để có những thông tin chắc chắn để trình lên nếu bạn muốn báo cáo với cấp trên.
  • Hãy đảm bảo rằng bạn tập trung vào việc hành vi của người đó ảnh hưởng tới công ty như thế nào. Nói bằng thái độ khách quan và giải thích về việc hiệu suất công việc và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng thế nào bởi thái độ của người đồng nghiệp đó.
  • Hãy nhớ rằng, đây là phương kế cuối cùng. Bạn sẽ không muốn bị gắn mác là kẻ mách lẻo trong văn phòng. Bạn chỉ nên báo cáo về đồng nghiệp của mình nếu bạn cảm thấy anh ấy/cô ấy quấy rầy, công kích bạn và liên tục làm như vậy cho dù bạn đã cố gắng tránh né hoặc điều chỉnh tình hình.

Bước 3: Đối phó cảm xúc

Giữ quan điểm lành mạnh. Về mặt cảm xúc, giữ quan điểm lành mạnh là một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với một đồng nghiệp tiêu cực. Hãy tập trung vào mơ ước và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Tránh gặp phải những tranh cãi nhỏ nhặt nơi làm việc.

 
  • Khi bạn cảm thấy nản lòng, hãy nghĩ tới đích đến mà bạn mong muốn trong năm sau hoặc năm năm sắp tới. Người đồng nghiệp này quan trọng đến thế nào đối với mục tiêu dài hạn của bạn? Hai người sẽ cùng làm việc trong bao nhiêu lâu? Hẳn là người đồng nghiệp khó chịu của bạn sẽ không xuất hiện trong sự nghiệp của bạn về lâu về dài.
  • Bạn có thể học hỏi từ những tình huống như vậy hay không? Cố gắng xem tình huống đó như một bài học về cách đối xử với những người khác. Nếu sự khó chịu của đồng nghiệp gây ảnh hưởng đến công việc mà bạn làm, đừng lặp lại những cư xử này trong tương lai.

Rời khỏi tình huống. Bao giờ lời nói cũng dễ dàng hơn hành động, vì vậy đôi khi cách tốt nhất để giải quyết những tình huống tiêu cực đó là tìm cách thoát ra. Cố gắng lờ đi cách cư xử đó bằng cách không phản ứng lại với nó.

  • Thực hiện các phương pháp thư giãn trong suốt cả ngày có thể sẽ có ích. Bạn có thể thử bình ổn suy nghĩ bằng việc tập trung vào thời điểm hiện tại. Để ý đến cơ thể, nhịp thở và những gì xung quanh bạn. Điều này có thể giúp bạn không buồn bã bởi những hành động của người đồng nghiệp mà thay vào đó chỉ tập trung đến những vật chất xung quanh.

Rời khỏi tình huống. Bao giờ lời nói cũng dễ dàng hơn hành động, vì vậy đôi khi cách tốt nhất để giải quyết những tình huống tiêu cực đó là tìm cách thoát ra. Cố gắng lờ đi cách cư xử đó bằng cách không phản ứng lại với nó.

  • Thực hiện các phương pháp thư giãn trong suốt cả ngày có thể sẽ có ích. Bạn có thể thử bình ổn suy nghĩ bằng việc tập trung vào thời điểm hiện tại. Để ý đến cơ thể, nhịp thở và những gì xung quanh bạn. Điều này có thể giúp bạn không buồn bã bởi những hành động của người đồng nghiệp mà thay vào đó chỉ tập trung đến những vật chất xung quanh.
  •  

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>