Cảm nhận: Tiền tip và văn hóa xếp hàng ở Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ có tập quán bồi dưỡng người phục vụ (tiếng Anh là “tip”). Tập quán này được pháp luật thừa nhận và thu nhập tiền tip cũng phải chịu thuế.

Nếu bạn nhờ người khuân vác trong khách sạn mang hành lý cho bạn từ sảnh lên phòng hoặc ngược lại thì bạn nên cho họ khoảng 1 USD mỗi kiện. Tại các nhà hàng bạn nên cho phục vụ khoảng từ 15% – 20% trị giá hóa đơn. Tiền tip cho lái xe taxi, thợ cắt tóc, hoặc người phục vụ ở quán bar cũng vào khoảng 15% trị giá dịch vụ. Đối với lái xe thuê đưa đón đoàn đi làm việc hàng ngày, bạn cũng nên cho họ mỗi ngày khoảng 10 – 15 USD.

634804462845275932 Cảm nhận: Tiền tip và văn hóa xếp hàng ở Hoa Kỳ

Có người quan niệm đây là khoản cho tùy ý – tức là, nếu phục vụ tốt hoặc tôi thích thì tôi cho còn không cũng chẳng sao. Nhưng thực tế không phải như vậy. Tuy đây không phải là khoản cho bắt buộc nhưng cũng gần như bắt buộc. Khách hàng sẽ bị ấn tượng rất xấu, và bị đối xử không thân thiện hoặc thậm chí hằn học nếu không cho tiền tip.

Có nhà hàng tự động tính tiền tip gộp vào trong hóa đơn tiền ăn. Bạn nên để ý nếu trong hóa đơn đã có khoản tiền ghi là “service charge” hoặc “gratuity” thì bạn không phải cho thêm tiền tip nữa. Nếu bạn trả tiền bằng thẻ tín dụng thì bạn có thể cộng cả tiền tip vào tiền hóa đơn trước khi ký chấp nhận trả tiền.

Khác với các tour khác ở Á châu, công dịch vụ ở Hoa Kỳ rất cao, tính theo giờ, càng đông khách, tiền boa càng cao. Khi ăn uống trong nhà hàng, tiền boa bằng 15% trên hóa đơn đối với đoàn trên 10 người,và 20% nếu ở nhà hàng cao cấp hoặc phục vụ cực kỳ tốt, chưa kể thuế. Để tránh rắc rối cho du khách, trong suốt hành trình, quý khách nên đưa trước cho HDV theo đoàn nhờ thanh toán phần tiền tip cho phục vụ nhà hàng, hướng dẫn viên và tài xế cho cả đoàn. Tuy nhiên, nếu khách có nhu cầu được phục vụ riêng, khách phải tự thanh toán tiền tip phát sinh.

Là một nước công nghiệp cao, giờ giấc cực kỳ quan trọng. Nếu khách đi trễ liên tục sẽ gây khó chịu cho nhân viên phục vụ và các người khác, cũng như đi đâu cũng phải xếp hàng thứ tự. Tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan nhà nước, các văn phòng của trường đại học, ra đến chợ trời… chỗ nào cũng xếp hàng, xếp hàng trên xa lộ, xếp hàng lấy thức ăn, xếp hàng lên thang máy… Chỉ hai người cũng xếp hàng. Một cách tự nhiên như ăn, ngủ, hít thở… Chẳng cần phải vừa xếp hàng vừa xô đẩy.

Văn hóa xếp hàng ở Mỹ thể hiện rõ nhất trong mùa sale off. Để mua được món hàng ưng ý với giá “trong mơ”, mọi người phải thức dậy từ 5 giờ sáng, xếp hàng rồng rắn trước cửa các shop, siêu thị chờ đến giờ mở cửa. Có người mang cả lều đến xếp hàng từ sáng sớm hôm trước cho đến tận buổi trưa ngày hôm sau để mua được món hàng “độc” mà mình yêu thích, như trường hợp các bạn trẻ xếp hàng mua máy điện tử PlayStation 3, điện thoại I-Phone của Apple… và mới đây nhất là truyện Harry Potter 7.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>