Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin

Nằm kề bên hồ Michigan, Bảo tàng nghệ thuật với kiến trúc đặc trưng đã trở thành biểu tượng cho thành phố lớn nhất của tiểu bang . Đây là công trình hoàn chỉnh đầu tiên ở Mỹ và cũng là viện bảo tàng “đầu tay” của kiến trúc sư nổi tiếng người Tây Ban Nha Santiago Calatrava.

634835741923450000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
“Đôi cánh hải âu” của khi mở

 

634835741938070000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
………..và lúc đóng

Thật ra đây chỉ là phần kiến trúc được bổ sung để mở rộng thêm vào khối bảo tàng vốn đã được xây dựng hơn 100 năm trước. Phần này được đặt tên là Quadracci Pavilion, nhưng vì sự “độc nhất vô nhị” của mình nên giờ đây khi nhắc đến Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, du khách lại nghĩ ngay đến phần mới được xây dựng thêm này mà thôi.

634835741952210000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Toàn cảnh viện bảo tàng tọa lạc bên hồ Michigan

Bảo tàng gần đây gây được sự chú ý của khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới cũng chính nhờ thiết kế bên ngoài độc đáo với một cấu trúc bêtông có thể chuyển động, với “đôi cánh” là hai tấm chắn nắng mang hình dáng cánh chim hải âu có thể đóng mở.

634835741967620000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Dưới ánh đèn đêm

“Đôi cánh hải âu” gồm 72 thanh chắn dài từ 8-31m, nặng khoảng 90 tấn, chuyển động nhờ hệ thống 22 xilanh thủy lực. Sải cánh của hai lá chắn này lên đến 66m, dài hơn cánh của máy bay Boeing 747, có khả năng gập lại hết cả chiều dài, gấp cong vào buổi tối hoặc những lúc thời tiết khắc nghiệt, buổi sáng được mở bung ra với công năng của hai tấm che nắng uốn lượn rất nghệ thuật. Tuy nhiên giờ đóng mở cố định thường là 5g chiều và 9g sáng. Mất 3 phút rưỡi mỗi lần để đóng mở “đôi cánh hải âu” này.

634835741979790000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
72 thanh chắn tạo nên “đôi cánh hải âu”

 

634835741990930000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Đường nét nghệ thuật trên đôi cánh uốn lượn

Chính thức mở cửa vào tháng 10-2001, trung bình mỗi ngày bảo tàng chào đón hơn 5.000 lượt du khách đến tham quan, cá biệt có những buổi triển lãm lớn, con số này có thể nhảy vọt lên đến 32.000 người. Bảo tàng được chia thành ba phần chính: khu triển lãm, cầu treo nối bảo tàng với trung tâm thành phố và “đôi cánh” chắn nắng di động. Khu triển lãm chính với tên gọi Windhover Hall là sảnh chính rộng lớn của Quadracci Pavilion. Nơi đây được thiết kế với phong cách hậu hiện đại kết hợp kiểu kiến trúc Gothic cổ. Đó là các trụ chống đỡ uốn cong, các mái vòm nhọn, dàn khung đan chéo và gian chính với trần cao hơn 27m. Khu triển lãm mang hình dáng mũi tàu, với dàn cửa sổ được lắp từ sàn đến trần nhà, phóng tầm nhìn ra hồ Michigan bên ngoài.

634835742015900000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Cổng chính vào bảo tàng

 

634835742026830000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Mái vòm

 

634835742040400000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Sảnh chính với tầm nhìn phóng ra hồ Michigan

Chiếc cầu treo là nhịp nối dẫn lối khách tham quan từ đại lộ Wisconsin vào đến cổng chính của viện bảo tàng. Chiếc cầu được thi công trên cột đỡ cáp cao gần 61m, bắc ngang qua đài tưởng niệm Lincoln nằm trong công viên O’Donnell. Bên dưới cầu không có kết cấu các trụ đỡ, nhằm tạo nét nhẹ nhàng, thanh mảnh tương thích với hình dáng mảnh mai, uyển chuyển của bảo tàng.

634835742051120000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Hành lang dưới mái vòm

 

634835742065920000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Sảnh chính nhìn từ xa

 

634835742090160000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Một góc bảo tàng

 

634835742101810000 Đến thăm bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin
Ngắm pháo hoa bên ngoài bảo tàng cạnh hồ Michigan

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>