Tổng kết những hoạt động nổi bật của NASA trong năm 2012

Năm 2012 đã qua đi, mặc dù hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế vẫn còn đó, nhưng mỗi người chúng ta đều chăm chỉ học tập, làm việc để cùng hướng về một tương lai tốt đẹp hơn, nhờ vậy con người đã liên tục đạt được rất nhiều thành tựu trong hàng ngàn năm qua. Như thường lệ, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ () cũng đã đưa ra báo cáo về những hoạt động trong năm 2012 của họ, với những hoạt động không chỉ riêng về khám phá vũ trụ, mà còn bao gồm cả những nghiên cứu về biến đổi khí hậu Trái đất của chúng ta. Sau đây là 16 hoạt động nổi bật nhất của năm 2012:

634937777187170000 Tổng kết những hoạt động nổi bật của NASA trong năm 2012


1) Kỉ niệm 12 năm hoạt động của Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Vào ngày 2/11 vừa rồi, NASA và nhiều đối tác khắp thế giới của họ đã kỉ niệm 12 năm Trạm vũ trụ quốc tế ISS chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay ISS đã đánh dấu cho rất rất nhiều bước tiến của con người trong mọi lĩnh vực, với hơn 1500 nghiên cứu về công nghệ đã được thực hiện trên trạm không gian này, chỉ riêng năm 2012 đã có hơn 200 dự án được thực hiện. Phần lớn những nghiên cứu trên ISS tập trung vào các lĩnh vực như y học, môi trường sống của con người ngoài không gian và bí ẩn của vũ trụ.

2) Nghiên cứu băng tan ở Greenland và Antarctica

Một đội nghiên cứu được tài trợ bởi NASA và Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đã thực hiện các cuộc nghiên cứu về sự tan băng và thay đổi mực nước biển ở Greenland và Antarctica (ở Nam Cực) trong suốt 20 năm qua. Kết quả cho thấy hiện nay lớp băng ở Greenland đang tan nhanh gấp 3 lần so với hồi thế kỉ 20, hậu quả là nước biển cũng dâng lên, và nhiệt độ Trái đất nóng lên. Bây giờ là lúc con người phải bắt đầu hành động nghiêm túc để bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta, bằng cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường, giảm khí thải CO2… dù những việc làm này đã bắt đầu muộn, nhưng vẫn còn hơn là khoanh tay nhìn Trái đất ngày một héo mòn đi.

3) Phát hiện thêm nhiều thiên hà và dãi ngân hà mới

Kính thiên văn vũ trụ Hubble lại một lần nữa lập công lớn, khi đã giúp các nhà khoa học ở NASA phát hiện được thêm 7 thiên hà “xưa như Trái đất”, có độ tuổi ước lượng khoảng 13 tỷ năm, tức là ít hơn tuổi thọ của vũ trụ 0,7 tỷ năm. Phát hiện này được công bố vào ngày 12/12 vừa qua, như vậy, trong năm 2013 và lâu dài về sau nữa, NASA lại có thêm nhiều việc làm để đi tìm kiếm những bí ẩn còn sót lại của vũ trụ, nơi tồn tại nền văn minh con người.

4) Trở lại hành tinh Đỏ

Hồi tháng 8 vừa rồi, NASA đã cho xe tự hành Curiosity đổ bộ thành công lên sao Hỏa, đánh dấu sự có mặt trở lại của con người trên hành tinh này. Trong lần này, Curiosity có nhiệm vụ tìm hiểu các thành phần vật chất trên sao Hỏa, tìm kiếm dấu vết tồn tại của nước, các kim loại lạ và nhiều nhiệm vụ khác.

634937777118950000 Tổng kết những hoạt động nổi bật của NASA trong năm 2012

5) Thương mại hóa ngành vận chuyển hàng hóa vũ trụ

Sau một thời gian tạm ngưng, SpaceX đã bắt đầu khai thác trở lại dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho Trạm không gian quốc tế ISS, tháng 10 vừa qua là thời điểm chuyến hàng đầu tiên của NASA được họ chuyển phát thành công. Dự kiến, từ nay đến 2016, SpaceX sẽ thực hiện ít nhất 12 chuyến hàng lên ISS, mỗi lần mang khoảng 400 kg hàng hóa lên trạm không gian này, và nhận gần gấp đôi lượng đó về Trái Đất, gồm những vật mẫu thí nghiệm được tiến hành trên không gian.

6) Nghiên cứu công nghệ vũ trụ

Chương trình công nghệ vũ trụ của NASA đang thực hiện cùng lúc hàng trăm dự án khác nhau, từ những nghiên cứu về điều kiện sống ngoài không gian, robot khám phá không gian, cho đến tàu vũ trụ. Năm 2012, NASA đã thử nghiệm thành công nguyên mẫu “tàu an toàn”, có thể chịu được sức nóng của vụ cháy khi tiếp xúc với khí quyển, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những dự án tiếp cận những hành tinh như sao Hỏa, sao Thủy, Mặt Trăng, hoặc khi các con tàu hoàn thành nhiệm vụ và trở về Trái Đất. NASA cũng đang đầu tư nguồn lực vào nghiên cứu các thế hệ robot có thể tự hoạt động (giống xe Curiosity), nhằm giúp họ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu các hành tinh sẽ khám phá trong tương lai.

7) Tên lửa và tàu vũ trụ mới

Ngày 28/6 đánh dấu một cột mốc mới khi chương trình tàu vũ trụ Orion của NASA đã được vận chuyển đến trung tâm ở Florida để hoàn tất những bước cuối cùng. Đây là thế hệ tàu vũ trụ mới nhà hiện đại nhất hiện nay của NASA, theo họ thì Orion có thể bay đi xa hơn bất cứ tàu vũ trụ nào trước đây, và có thêm chức năng có thể phóng phi hành gia ra ngoài nếu tàu gặp sự cố nguy hiểm.

8) Nghiên cứu tiếng ồn của máy bay siêu thanh

Trong một hoạt động khác, NASA tiếp tục nghiêng cứu về sóng âm thanh và tiếng ồn tạo ra bởi các máy bay siêu thanh (bay nhanh hơn tốc độ âm thanh), với nhiều máy bay có các thiết kế khác nhau, và xem là liệu chúng sẽ tạo ra những tiếng động rất lớn đến ngưỡng tai người không nghe được, hoặc thậm chí không nghe thấy. Nghiên cứu này nhằm xem liệu mức độ ồn của các chuyến bay thương mại do máy bay siêu thanh có thể được chấp nhận rộng rãi hay không.

9) Phát hiện lỗ đen vũ trụ ngoài không gian

Tháng 4/2012, các chuyên gia ở NASA công bố họ đã phát hiện được hàng trăm lỗ đen vũ trụ gọi là Blazars ở rải rác ngoài không gian, nhờ vào kết quả của dự án WISE. Hiện tại, NASA đã tìm được hơn 200 lỗ đen, và mục tiêu của họ là tìm được thêm hàng ngàn lỗ đen nữa. Lỗ đen là một trong những “vật thể” có nhiều năng lượng nhất trong vũ trụ, những lỗ đen lớn có thể “nuốt” bất cứ vật gì xung quanh nó, và đưa đến đâu thì không ai biết. Các nhà khoa học tin rằng lỗ đen vũ trụ phóng ra những tia năng lượng có thể đạt tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, vì vậy nghiên cứu những vật thể này sẽ giúp con người khám phá thêm được rất nhiều bí ẩn của vũ trụ.

10) Tàu con thoi nghỉ hưu

Tàu vũ trụ Endeavour của NASA đã hoàn thành sứ mệnh cuối cùng của mình vào năm 2011 và hiện giờ đang thực hiện một nhiệm vụ mới là làm vật trưng bày tại Bảo tàng Trung tâm Khoa học California (Los Angeles, Mỹ). Trong suốt 19 năm hoạt động, tổng quãng đường mà Endeavour di chuyển lên tới 198 triệu Km và nó đã bay quanh quỹ đạo trái đất hơn 4600 lần.

634937777135660000 Tổng kết những hoạt động nổi bật của NASA trong năm 2012


11) Trải nghiệm phương pháp dạy và học mới

Trong năm 2012, NASA đã thực hiện một dự án có tên Summer of Innovation (tạm dịch: Mùa hè sáng tạo) đã cung cấp cho hàng ngàn giáo viên và học sinh cả nước nhiều trải nghiệm mới trong các phương pháp dạy và học. Chương trình này đã tiếp cận đến hơn 42.000 học sinh các lớp từ 4 đến 9 ở Mỹ và khoảng 3200 giáo viên trung học cơ sở cũng được trợ giúp thêm rất nhiều kiến thức để dạy tốt hơn 4 môn học tự nhiên là Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán (gọi tắt là STEM).

12) NASA và cộng đồng mạng

Năm 2012 đánh dấu một bước tiến mới của sự tiếp cận cộng đồng mạng của NASA. Tài khoản Twitter hiện nay của họ đang có hơn 3,2 triệu người theo dõi, và hơn 1 triệu người luôn cập nhật các thông tin từ NASA qua Facebook. Trong năm 2012, trang web chính thức của tổ chức này làwww.nasa.org cũng đã tường thuật trực tiếp 2 sự kiện lớn nhất từ xưa đến nay: cuộc đổ bộ của Curiosity và sao Kim bay quanh mặt trời.

13) Phát hiện băng đá trên sao Thủy

Cuối tháng 11 năm ngoái, NASA cho biết tàu vũ trụ Messenger thám hiểm sao Thủy của họ đã phát hiện trên hành tinh này không chỉ có vết tích của băng đá, mà còn có các thành phần hợp chất hữu cơ, những thứ này được tìm thấy ở miệng núi lửa nằm ở cực Bắc của hành tinh có màu xám bạc. Khác với các loại đá vô cơ thông thường, trong băng đá có chứa nhiều phân tử hydro, thành phần hóa học chính của nước, do đó nó dễ dàng phản xạ ánh sáng, từ đó máy đo quang phổ của tàu thăm dò Messenger NASA đã phát hiện ra chúng.

14) Phát hiện mới về khoảng không giữa các ngôi sao

Tháng 1/2012, vệ tinh Interstellar Boundary Explorer của NASA đã chụp được những hình ảnh có chất lượng cao nhất từ xưa đến nay của khoảng không bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Phát hiện này giúp các nhà khoa học khám phá những khác biệt giữa “khoảng không” bên trong và bên ngoài Hệ Mặt Trời, cũng như hình dạng và tuổi của các hành tinh, ngôi sao ở trong Dãi Ngân Hà.

15) Các hoạt động của Nasa.gov trong năm 2012

Những tháng cuối năm 2012, khắp nơi đều nói về “ngày tận thế” vốn (nếu có) đã xảy ra vào ngày 21/12. Và NASA đã phải vất vả để giải thích cho mọi người rằng việc đó hoàn toàn không xảy ra, vì nó không hề có thật. Ngoài ra, Nasa.org cũng là nơi tường thuật trực tiếp sự kiện sao Kim bay sát qua Mặt Trời, vốn chỉ xảy ra hàng trăm năm một lần. Thêm nữa, trò chơi Angry Birds Space cũng đã đem nhiều người dùng thiết bị di động quan tâm đến lĩnh vực vũ trụ hơn nữa, bằng chứng là có rất nhiều người đã quan tâm theo dõi sự đổ bộ của Curiosity lên sao Hỏa.

16) Thế giới mất đi 2 nhà du hành vũ trụ vĩ đại

Chỉ cần nhắc tới tên của họ thì chúng ta ai ai cũng biết. Năm 2012 đã chứng kiến sự ra đi của 2nhà du hành vũ trụ nổi tiếng. Đầu tiên là tiến sỹ vật lý, nhà du hành vũ trụ Sally K. Ride, mất ngày 23/7, thọ 61 tuổi, bà là nhà nữ phi hành gia đầu tiên của Mỹ bay vào không gian. Tiếp đến Neil A. Armstrong, ông là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, mất ngày 25/8 ở tuổi 82.

634937777087910000 Tổng kết những hoạt động nổi bật của NASA trong năm 2012

Theo NASA

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>