Đến thăm đường Beale (Memphis, bang Tennessee, Hoa Kỳ)

Đường là một địa danh nổi tiếng thế giới. Đường này rất ngắn chỉ dài khoảng 2.9 cây số, nhưng nhiều bài ca bất hủ đã làm thế giới hiểu được và mến mộ con đường nhỏ này. Năm 1966 một đoạn ngắn từ đường Main đến đường số 4 được nhìn nhận là “Địa danh lịch sử của Mỹ” (National Historic Landmark). Năm 1977, Quốc Hội Mỹ đã biểu quyết nhìn nhận là “Nhà của nhạc Blues (Home of the Blues), một danh dự hiếm thấy ở Mỹ.
 Đến thăm đường Beale (Memphis, bang Tennessee, Hoa Kỳ)
Mỗi năm vào dịp cuối tuần đầu tiên của tháng 5, “Lễ hội nhạc đường Beale (Beale Street Music Festival) được tổ chức tại công viên bên bờ sông Mississippi, ở cuối đường Beale. Lễ hội này là điểm bắt đầu của cả tháng 5 vui chơi lễ nhạc trên đường Beale nầy. Đây là một địa điểm du lịch hàng đầu ở thành phố Memphis, kinh đô của nhạc Blues trên thế giới. Bạn hãy đến và tản bộ trên con đường, nghe nhạc, ăn tối và hòa mình trong dòng người rất đông đến đây thưởng thức nhạc Blues và Rock, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu và sức sống của dòng nhạc Blues.
 Đến thăm đường Beale (Memphis, bang Tennessee, Hoa Kỳ)

Ở góc đường nào cũng có ban nhạc trình diễn. Ở quán ăn quán nhậu nào cũng có ban nhạc giúp vui. Trong công viên trên đường này, một ban nhạc sống đang giúp vui. Có thể nói đây là một đường âm nhạc, đi đâu cũng có nhạc sống giúp vui, chơi toàn những bản nhạc Blues nổi tiếng đã làm thành phố Memphis nổi tiếng thế giới về âm nhạc.

 Đến thăm đường Beale (Memphis, bang Tennessee, Hoa Kỳ)
Một ca sĩ giống Elvis Presley đang trình bày bản nhạc nổi danh “It’s now or never” (Bây giờ hay không bao giờ)

 Đến thăm đường Beale (Memphis, bang Tennessee, Hoa Kỳ)

Đường này được khai sinh vào năm 1841. Lúc đó những tiệm tùng gần bờ sông Misissippi phía Tây đường này đều phục vụ nhu cầu thương mại với tàu bè qua lại trên sông. Lúc đó tên đường này là Beale Avenue. Beale là tên một anh hùng trong cuộc chiến đã bị lãng quên. Những năm 1860, nhiều nhạc sĩ hát dạo người da đen thường tụ tập trình diễn trên đường này. Nhóm nghệ sĩ đầu tiên muốn đóng đô vinh viễn tại đây tên “The young men’s brass band”.
 Đến thăm đường Beale (Memphis, bang Tennessee, Hoa Kỳ)

Khi đường Beale đã được tái thiết, đổi mới, và hồi sinh, Robert Church đã tặng thành phố này một công viên lớn mang tên Công viên Church, ở đó các nhạc sĩ được tự do tụ tập trình diễn âm nhạc cho dân chúng thưởng thức miễn phí. Đặc biệt trong công viên này có một giảng đường với 2,000 chỗ ngồi để xem trình diễn âm nhạc.
Đầu thế kỷ 20, vào năm 1909 một nhạc sĩ tên W. C. Handy đã viết bản nhạc “Mr Crump”. Bản nhạc này sau đó được đổi tên thành “The Memphis Blues”. Bản nhạc này rất nổi tiếng. Vào năm 1916 Handy đã sáng tác thêm bản nhạc “Beale Street Blues”. Bản nhạc này trở thành “hit”, và ảnh hưởng lớn đến nổi thành phố Memphis đã biểu quyết đổi tên Beale Avenue thành Beale Street, cho đến ngày hôm nay.

 Đến thăm đường Beale (Memphis, bang Tennessee, Hoa Kỳ)

Trong giai đoạn những năm 1920-1940, nhiều nhạc sĩ nổi danh thế giới như Louis Armstrong, Muddy Waters, Albert King, Memphis Minnie, B.B. King, Rufus Thomas, Rosco Gordon, và vô số những cây cổ thụ về nhạc Jazz và Blues đã đến trình diễn ở đường Beale nầy, tạo nên phong trào nhạc được thế giới biết đến với tên “Memphis Blues” (Nhạc Blues của Memphis). Thời trẻ tuổi, B.B. King được biệt danh lá “Beale Street Blues Boy” (Thằng nhỏ chơi nhạc Blues của đường Beale). Chữ B.B trước tên King có nghĩa là “Blues Boy”

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>