“Làn sóng đầu tư thứ 4″ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ

635114437133744050 Làn sóng đầu tư thứ 4 của các doanh nghiệp Hoa KỳCác và Việt Nam đang ấp ủ những kỳ vọng về cơ hội xúc tiến làm ăn, hợp tác đầu tư sau chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến từ ngày 24 đến 26-7-2013, theo lời mời của Tổng thống Barack Obama. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại (AmCham) tại TPHCM, đã nêu ra một số quan điểm của cộng đồng Hoa Kỳ tại Việt Nam về sự kiện quan trọng này.

TBKTSG Online: Các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là ở Việt Nam, đã có những phản hồi như thế nào về chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ?

Ông Herb Cochran: Họ đang mong đợi sẽ có những chuyển biến từ chuyến thăm này. Trong thời gian gần đây, điểm đến Việt Nam đã không thu hút được nhiều quan tâm của các nhà đầu tư khi so sánh với Indonesia, Philippines và Myanmar. Vì vậy, đây có thể xem là một cơ hội. Như chúng ta đã biết, Ngân hàng Thế giới (WB) và các chuyên gia kinh tế vĩ mô hàng đầu của thế giới đã chỉ ra rằng tốc độ tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam đang chậm lại, với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với các nước láng giềng.

Tăng trưởng chậm lại có thể làm tăng nhu cầu nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, kéo theo nguy cơ tăng áp lực lạm phát và ảnh hưởng đến kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô. Việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng chậm có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và tác động không tốt đến đến triển vọng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

Là người thường tiếp xúc với các , ông có thể cho biết những chủ đề mà họ đề cập nhiều có liên quan đến chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ là gì?

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chắc chắn sẽ là một trong những chủ đề chính của chuyến thăm này. Nhiều người hy vọng chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ giúp thúc đẩy tiến trình của TPP. Trong thời gian qua, AmCham đã tích cực thảo luận những vấn đề của TPP với các hiệp hội ngành nghề kinh doanh lớn ở Việt Nam – vốn chiếm khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, và với các hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản, cũng như các hiệp hội doanh nghiệp của Úc, Singapore, Malaysia và Canada. Chúng tôi đã có một số cuộc họp mang tính chất đối thoại và các diễn đàn để thảo luận về cơ hội và thách thức của TPP.

Đối với một số lĩnh vực khó như dệt may và nông nghiệp, tôi nghĩ rằng đã có tiến triển tốt trong quá trình đàm phán và việc đạt được thỏa thuận trong các lĩnh vực này có thể sẽ diễn ra sớm hơn dự đoán. Trong ngành dệt may và vải sợi, trong những tháng gần đây đã có thông tin về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 1 tỉ đô la được đổ vào ngành này, nhằm đón đầu cơ hội từ TPP mà Việt Nam đang đàm phán với một số nước. Chúng tôi tin rằng các nước phát triển trong TPP sẽ hỗ trợ về kỹ thuật cho Việt Nam trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thực phẩm chế biến, tương tự như trước đây họ đã từng hỗ trợ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bởi vì trên tất cả, hợp tác và hòa hợp gắn kết các quy định là một trong những khái niệm quan trọng của TPP.

Như vậy, sẽ có thêm các công ty Hoa Kỳ đến với Việt Nam khi Việt Nam tham gia TPP?

Tham gia TPP, tương tự như gia nhập WTO, sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Tuy nhiên, dòng vốn FDI thực chảy vào nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào việc Việt Nam thực hiện những cam kết của TPP ra sao. Tôi lấy ví dụ, đã có những ý kiến cho rằng việc gia nhập WTO đã không mang lại nhiều ích lợi cho Việt Nam như mong đợi. Tuy nhiên, trong một bài viết gần đây, thành viên ban lãnh đạo AmCham, ông Fred Burke đã xác định bốn yếu tố làm hạn chế tăng trưởng nội địa của nền kinh tế Việt Nam trong khi xuất khẩu và thu hút đầu tư vẫn đạt được kết quả tốt.

Thứ nhất, Việt Nam chưa thực hiện mạnh mẽ các cam kết WTO trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ. Thứ hai, vẫn còn thiếu sự hợp tác chính phủ – doanh nghiệp trong nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tăng khả năng cạnh tranh và khả năng thích ứng với môi trường WTO cho cả doanh nghiệp nhà nước lẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kế tiếp, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực năng lượng và giao thông đã góp phần làm cho các nhà đầu tư FDI nản lòng. Và cuối cùng, sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao đã làm cho các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc gia tăng chuỗi giá trị, ngay cả khi họ phải tăng thêm chi phí cho lao động. Tôi cho rằng khi Việt Nam giải quyết những vấn đề kể trên sẽ thúc đẩy mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước, sẽ có thêm nhiều công ty Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam khi Việt Nam nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của mình. 

Nối tiếp Burger King, Starbucks …, một thương hiệu lớn khác là McDonald’s sẽ vào Việt Nam. Liệu đây có là làn sóng mới các công ty Hoa Kỳ đến Việt Nam? 

Có thể xem sự xuất hiện của những thương hiệu lớn của Hoa Kỳ kể trên ở Việt Nam theo hình thức nhượng quyền là “làn sóng thứ tư” của các nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam. “Làn sóng đầu tiên” bắt đầu từ giữa tháng 3-1994 đến tháng 12-2001, trước khi BTA (Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ) được ký kết. Khi đó, một loạt các công ty đa quốc gia đã đến Việt Nam để đặt nền tảng cho một cơ hội phát triển dài hạn như PepsiCo, Coca-Cola, Cargill, 3M, P&G, Kimberly-Clark… Họ đã đặt nhà máy sản xuất và bán sản phẩm tại Việt Nam, xuất khẩu không đáng kể.

“Làn sóng thứ hai” là từ năm 2001 đến năm 2007, khi Việt Nam và Hoa Kỳ phát triển các mối quan hệ thương mại song phương, thuế đã được giảm từ mức trung bình 45% xuống còn 3%. Dòng vốn FDI tăng trưởng mạnh mẽ trong các lĩnh vực mà Việt Nam có hàng xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc, giày dép, chế biến gỗ và hàng nội thất. Dòng vốn FDI đổ vào ba lĩnh vực này chủ yếu là từ các “nhà máy đối tác” đặt tại Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore. Các công ty Hoa Kỳ đã tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng với việc mua và phân phối sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ, góp phần đưa thương mại hai chiều từ 1,5 tỉ đô la trong năm 2001 lên 24,9 tỉ đô la vào năm 2012.

“Làn sóng thứ ba” là từ tháng 1- 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, dẫn đầu là việc tập đoàn công nghệ Intel đầu tư 1 tỉ đô la vào nhà máy đặt tại Khu công nghệ caoTPHCM. Sự kiện này cũng đánh dấu bước chuyển biến trong dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, khi nguồn vốn đổ vào các lĩnh vực sản xuất ứng dụng khoa học-công nghệ hiện đại.

Và bây giờ là thời điểm của “làn sóng thứ tư”, khi các công ty nhượng quyền thương mại của Hoa Kỳ đã bắt đầu hiện diện tại Việt Nam: KFC, Subway, Burger King, Coffee Bean & Tea Leaf, Pizza Hut, Pizza Domino, Baskin-Robbins, Haagen-Dazs, và gần đây Starbucks và McDonald’s. Ngoài ra, nhiều công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã rót dòng vốn gián tiếp vào thị trường này, ví dụ, KKR đã đầu tư 359 triệu đô la vào Masan, trong khi Texas Pacific Group sẽ đầu tư 50 triệu đô la vào Masan Agriculture, nhằm nắm bắt cơ hội tại thị trường bán lẻ này.  Tôi hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều đợt “sóng” đầu tư sau khi TPP và kế hoạch xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 hình thành vì sẽ có thêm nhiều cơ hội được tạo ra.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đầu tư Hoa Kỳ vẫn chờ đợi và xem xét tình hình trong khi nhiều công ty đến từ Thái Lan và Nhật Bản đang tích cực đầu tư vào Việt Nam thông qua việc rót vốn trực tiếp hoặc qua các thương vị mua bán-sáp nhập? Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Tôi tin rằng các công ty Hoa Kỳ đang cẩn thận trong việc đặt nền móng cho cơ hội phát triển trong tương lai ở Việt Nam, trên cơ sở TPP và việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 như kế hoạch. Khi nhìn thấy cơ hội thực sự, chắc chắn sẽ có thêm các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam. Vậy ông cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ sẽ giúp tăng phát triển thể nào cho mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước?

Tham gia vào TPP, và thúc đẩy việc thực hiện mạnh mẽ các cam kết thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ có thể giúp tăng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lên đến 61,3 tỉ đô la vào năm 2020. Và kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể tăng lên 22 tỉ đô la vào năm 2020. Trong hoạt động giao thương, Việt Nam sẽ có lợi nhuận lớn vì hơn kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, dòng vốn FDI cũng sẽ vào mạnh hơn trước do niềm tin của nhà đầu tư. Việt Nam cũng có cơ hội liên kết chặt chẽ với các chuỗi cung cấp quốc tế, tăng năng suất cạnh tranh, tạo động lực cho cải cách và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Xin cảm ơn ông!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>